Khi bắt đầu với bất cứ dự án SEO nào, dù là lớn hay nhỏ thì việc đầu tiên mà chúng ta nên cần làm đó là lên kế hoạch nghiên cứu và chọn từ khóa thích hợp nhất để SEO. Chọn từ khóa ở đây không nhất thiết là bạn phải chọn từ khóa có độ cạnh tranh cao hay được nhiều người tìm kiếm vì các từ khóa bao quát như vậy giờ đã lỗi thời, không phù hợp với kỹ năng tìm kiếm của người dùng hiện tại. Trong phần 1 của serie này, tác giả Sitle sẽ giúp bạn tìm hiểu qua các bước chọn từ khóa khi SEO, mà cụ thể ở đây là sẽ nhắm tới các từ khóa dài, có tiềm năng, độ cạnh tranh thấp nhưng vẫn được nhiều người tìm kiếm.Phần 1 : Lựa chọn keyword tối ưu khi SEO
Đối tượng cần xem bài viết:
Dành cho các Newbie mới bắt đầu vào SEO – chưa định hướng rõ ràng về một quy trình SEO tổng thể với một hoặc một bộ từ khóa (liên đới)
Mục tiêu:
SEO một từ khóa chủ đạo + kèm theo một bộ từ khóa phụ liên quan lên top 5 Google (Từ khóa longtail >= 4 từ, độ cạnh tranh thấp , số lượng tìm kiếm hàng tháng ~1000 lượt)
Onpage tổng thể website theo chuẩn SEO
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Bước đầu tiên của quá trình SEO luôn bắt đầu bằng việc chọn từ khóa, việc lựa chọn đúng đắn từ khóa sẽ giúp bạn SEO dễ dàng hơn, nhắm đúng đối tượng khách hàng hơn
Tiêu chí chọn từ khóa khi bắt đầu SEO
Luôn bắt đầu với từ khóa longtail – tức từ khóa có độ dài từ 4 ký tự trở lên, kèm theo một bộ từ khóa phụ khoảng 5 từ.
Cạnh tranh thấp
Lượng tìm kiếm xấp xỉ 1k lượt / tháng
Tại sao tôi chọn vậy, hãy lấy một ví dụ đơn giản:
1)Từ khóa ngắn đồng nghĩa với kết quả tìm kiếm sẽ rộng hơn-> Thông tin loãng hơn -> Người dùng không thích như thế
3) Lượng tìm kiếm vừa đủ
Tại sao lại chọn lượng truy cập <=1000 lượt truy cập / tháng Ít quá thì SEO chắc chắn không hiệu quả, nhiều quá thì chắc chắn cạnh tranh cao, khó lên, hãy chọn keyword vừa sức với khả năng của bản thân. Kết: Hãy chọn keyword khi bắt đầu SEO đáp ứng tối thiểu 2/3 tiêu chí trên, công việc SEO của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều lần. Bên lề: Chọn bộ keyword phụ hỗ trợ SEO Nếu bạn đã từng liên hệ với bất kỳ một dịch vụ SEO nào, bạn chắc chắn sẽ được tư vấn một bộ từ khóa phụ khi SEO từ khóa chính, có bạn nào đã từng thử liên hệ với một cty SEO nào chưa? Liên hệ thử để kiểm chứng đi Tiêu chí chọn bộ từ khóa phụ: khoảng 5 từ khóa, các từ khóa phụ liên quan chặt chẽ đến từ khóa chính và chứa từ khóa chính bên trong VD: Tôi seo từ khóa “Iphone 5”, bộ từ khóa phụ của tôi có thể là Dien thoai Iphone 5 Gia ca dien thoai Iphone 5 Dien thoai iphone 5 chinh hang Dien thoai iphone 5 xach tay re Cach su dung dien thoai iphone 5 Ở phần 1, chúng ta đã đi qua việc phân tích chọn từ khóa thích hợp để tiến hành SEO. Đó luôn là bước đầu tiên cơ bản nhất mà bạn cần (phải) làm nếu muốn kế hoạch SEO của bạn luôn được trôi chảy và đúng như dự kiến. Sau khi bạn đã có trong tay bộ từ khóa tối ưu nhất mà bạn muốn SEO, thì hãy bắt đầu ngay với dự án SEO bằng việc tối ưu hóa Onpage thông qua các thẻ title, description mà tác giả Sitle sẽ trình bày trong bài viết này. Phần 2: Tối ưu hóa các thẻ meta tối cần thiết cho SEO Tối ưu thẻ Title Được coi là bộ mặt của website trên kết quả tìm kiếm, Title là điều mà người dùng chắc chắn luôn luôn được quan tâm đầu tiên khi click vào website trên kết quả tìm kiếm. Một số gợi ý khi viết Title cho trang/bài viết cần SEO Độ dài không quá 69 ký tự ( cái này quá quen thuộc rồi nên mình không đề cập thêm nữa) Bắt buộc chứa từ khóa cần SEO nhưng không nên lặp lại quá 2 lần Tips: Đừng đặt Title kiểu “Phim HD, Phim HD online, HD phim, Phim HD hay nhất” => Càng nhồi nhét càng khiến bạn trở thành spammer trong mắt những con BOT của GG
Thay vì vậy có thể đặt là : “Xem phim HD online – Trang tải phim HD online miễn phí”
Một title như trên tôi có thể SEO cả một bộ keyword:
{Phim HD, xem phim HD, xem phim HD online, tải phim HD, tải phim HD online miễn phí…}
Vừa tránh bị BOT đánh giá spam, vừa thân thiện với người dùng
Nổi bật Keyword trên kết quả tìm kiếm
Hãy xem một ví dụ
Sự nổi bật chính là việc keyword xuất hiện ngay đầu của Title, càng ở các vị trí về cuối của kết quả tìm kiếm thì sự nổi bật sẽ giảm dần
Tips: Qua đây chúng ta có thể xác định được một keyword chúng ta đang chuẩn bị SEO hiện đang có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, sự nổi bật càng nhiều thì chứng tỏ keyword đang được SEO có chủ định thay vì tự nhiên, nếu bạn SEO một từ khóa mà search thử trên Google đến trang 5-6 nó vẫn nằm lù lù ở ngay đầu tiên của Title thì theo mình bạn nên mở bài Khó – Nam Cường nghe thư giãn trước khi bắt đầu SEO nó
Tham khảo thêm: Cách đặt tiêu đề tối ưu để tăng lượt truy cập.
Tối ưu thẻ Meta Description
Sau Title thì Description mình cho là quan trọng thứ 2 trong các thẻ meta mình đang và sẽ đề cập đến.
Meta Description được dùng để tóm gọn nội dung trang chỉ trong tối đa 160 ký tự, vì thế bạn hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi viết description cho bài viết.
Nó cũng như việc cách bạn chào mời khách hàng như thế nào để khách hàng mới chỉ nghe 1 lần thôi là đã muốn mua hàng của bạn vậy.
Tips: Một kinh nghiệm nhỏ của mình khi viết Description là ngoài keyword chính xuất hiện trong description, hãy viết sao để nó có thể bao gọn luôn cả các keyword phụ.
Tác dụng là gì : “Ở xứ mù thằng chột làm vua”, khi Title không chứa từ khóa, Google sẽ tìm trong Description xem keyword đó có xuất hiện không để xếp hạng tìm kiếm
VD: